Feeds:
Posts
Comments

Archive for March, 2013

In pale moonlight
the wisteria’s scent
comes from far away

Dưới trăng
hương sắc tử đằng
mơ hồ xa xăm
(Nhật Chiêu)

Tên Việt: tử đằng, dây sắn tía
Tên Hoa: 紫藤(tử đằng), 朱藤(chu đằng), 藤蘿(đằng la)
Tên Anh: Chinese wisteria
Tên Pháp: glycine, glycine de Chine
Tên khoa học: Wisteria sinensis (Sims) Sweet.
Họ: Đậu Fabaceae

Ở Nhật Bản, loài hoa wisteria hay còn gọi là Hoa Tử Đằng, hoa fuji rất được yêu chuộng. Nếu như ở các nước Phương Tây, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thì ở xứ xở phù tang này Hoa tử đằng lại tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Cũng chính vì thế có rất nhiều công viên tại Nhật trồng các loại hoa này. Nhưng để thưởng thức những vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc chen nhau khoe sắc màu của tình yêu thì bạn phải đến với công viên hoa Ashikaga. Vì tại đây loài hoa này không được trồng một cách riêng lẻ, mà được trồng như một khu rừng hoang dại. Cũng chính vì điều này đã thu hút rất nhiều du khách trong cả nước cũng như trên thế giới đến đây để chiêm ngưỡng. Đâu đó ta lại thấy những nhà nhiếp ảnh, nhà họa sĩ muốn đưa những khung cảnh xinh đẹp này trở thành môt tuyệt tác độc đáo của chính mình.

Công Viên Ashikaga là một công viên rất rộng lớn đến khoảng 8,2 héc ta nhưng chỉ trồng đa số đó chính là loại hoa này. Một loài hoa vô cùng đẹp và tuyệt sắc.

Có thể nói đây là một vườn hoa đẹp nhất trên thế giới mà tôi từng được biết. Bởi nhìn nới đây khiến cho người ta tưởng mình đang lạc vào một thế giới bồng lai, tiên cảnh”. Bởi nó quá đẹp và đặc sắc khiến cho con người si mê và lạc khỏi không gian đầy những bon chen, cám dỗ của trần thế.

Khi mới bước vào cổng công viên Ashikaga, chúng mình sẽ bắt gặp ngay những cây hoa Fuji, những chùm hoa dài đủ màu trắng, vàng, tím rủ xuống gần như sát mặt đất hệt như những thác nước tung bọt trắng giữa ánh nắng vậy. Nhưng điều bất ngờ vẫn còn ở phía trước, nhanh nhanh khám phá thôi nào.

Những chùm hoa nở theo từng chùm khoe sắc hương, đẹp lung linh khiến nhiều người phải ngỡ ngàng khi nhìn thấy loài hoa này lần đầu tiên.

Loài hoa này thường nở rộ vảo tháng tư cho đến tháng năm với những sắc màu quyến rũ. Nhờ vậy mà công viên Ashikaga đã thu hút không ít khách tham quan, các nhà nhiếp ảnh, họa sĩ nổi tiếng đến chiêm ngưỡng và tạo nên những tuyệt tác vô cùng đặc sắc của họ.

Đây là ba cây hoa  Tử Đằng đại thụ nhất trong công viên Ashikaga trải tán rộng hơn 1.000 mét vuông. Tại công viên Ashikaga có tới hơn 1.500 cây hoa Fuji có tuổi thọ trên 100 năm, chỉ như vậy thôi cứ đến mùa hoa là công viên lại trở nên dịu kì như được khoác lên mình một chiếc áo mới vô cùng rực rỡ.

Viết Bài: LamChanKhanh

Hình ảnh: internet

Credit to @Shophoatuoidep

@Other source

Read Full Post »

Trong Phật kinh có ghi  “Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử.”

Bỉ Ngạn hoa có 3 màu chính:

  • Trắng
  • Đỏ
  • Vàng

Bỉ Ngạn Hoa màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa (mandarava), Bỉ Ngạn Hoa màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa (Manjusaka).

Danh xưng

Tên tiếng Trung:

Bỉ Ngạn hoa
Mạn Châu Sa Hoa
hồng hoa Thạch Toán
Thạch Toán
Long Trảo hoa
Vô Nghĩa thảo
San Ô Độc
U Linh hoa
Địa Ngục hoa
Tử Nhân hoa
Vong Xuyên hoa

Tên tiếng Nhật:

Higan Bana
Shibito Bana
Yuurei Bana
Manjushage
Sutego Bana
Kamisori Bana
Tengai Bana
Jigoku Bana

Tên khác: Red spider lily, Cluster Amaryllis, Shorttube Lycoris

Tên khoa học: Lycoris Radiata

.

.

Ý nghĩa:

Nhật Bản: Hồi ức đau thương

Triều Tiên: Nhớ về nhau

Trung Quốc: Ưu mỹ thuần khiết.

Còn có ý nghĩa là “phân ly, đau khổ, không may mắn, vẻ đẹp của cái chết” , nhưng nhiều người hiểu ý nghĩa hoa là “hồi ức đau thương” .

Xuất xứ

Hoa Bỉ ngạn ban đầu được tìm thấy ở Trung Quốc. Nó cũng được tìm thấy ở Nhật Bản. Ở Hoa Kỳ các Lycoris radiata phát triển ở Bắc Carolina , Texas , và nhiều tiểu bang phía Nam khác.

Loài cây này được trông thấy ở Hoa kỳ lần đầu tiên năm 1854. Đó là khi Hoa Kỳ mở cửa thương mại cho Nhật Bản. Thuyền trưởng William Roberts trong một lần trở lại Hoa kỳ đã mang theo loài Lycoris radiata này từ Nhật. Ông mang theo 3 cây, và những cây này được trồng và chăm sóc bởi cô cháu gái. Sau một thời gian chăm sóc và cô thấy rằng loài cây này không nở hoa cho đến khi sau một cơn mưa đầu mùa của mùa thu.

Đặc điểm

Lycoris radiata không thích nhiệt. Nó thích một môi trường ấm áp. Khi nhiệt độ vào mùa hè quá cao, các cây Lycoris radiata sẽ chết. Các cây Bỉ Ngạn thường được trồng ở những khu vực có hệ thống thoát nước tốt để các bông hoa không bị tổn hai và phát triển bình thường. Đặc biệt là khu vực trồng cũng không bị ảnh hưởng bởi gió quá nhiều vào những tháng mùa đông.

Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoa nở vào Thu Bỉ Ngạn, thời gian rất chính xác cho nên mới gọi là Bỉ Ngạn hoa.

Trong Phật kinh có ghi  Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử.

.

.

Truyền thuyết liên quan:

Tương truyền loài hoa này nở nơi hoàng tuyền, đa số người đều nhận định rằng Bỉ Ngạn hoa nở bên cạnh Vong Xuyên hồ ở Minh giới. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, phủ đầy trên con đường thông đến địa ngục, mà có hoa thì không có lá, đây là loài hoa duy nhất của Minh giới. Theo truyền thuyết hương hoa có ma lực, có thể gọi về kí ức lúc còn sống của người chết. Trên con đường Hoàng Tuyền nở rất nhiều loài hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên bị gọi là “hỏa chiếu chi lộ”, đây cũng là loài hoa duy nhất mọc trên con đường Hoàng Tuyền, và cũng là phong cảnh, là màu sắc duy nhất ở nơi đấy. Khi linh hồn đi qua vong xuyên, liền quên hết tất cả những gì khi còn sống, tất cả mọi thứ đều lưu lại nơi bỉ ngạn, bước theo sự chỉ dẫn của loài hoa này mà hướng đến địa ngục của u linh.

[Bỉ Ngạn hoa, sự dịu dàng của ác ma]

Bỉ Ngạn hoa là đóa hoa trong truyền thuyết tình nguyện đi vào địa ngục, bị chúng ma quỷ bắt quay về nhưng vẫn ngập ngừng trên con đường Hoàng Tuyền, chúng ma quỷ không nhịn được nên đều đồng ý cho nàng nở trên con đường này, cho những linh hồn đã rời khỏi nhân giới có một sự chỉ dẫn và an ủi.

Lúc Bỉ Ngạn hoa nở thì không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa, hoa là không bao giờ gặp gỡ, đời đời dở lỡ. Bởi vậy mấy có cách nói: ” Bỉ Ngạn hoa nở nơi Bỉ Ngạn, chỉ thấy hoa, không thấy lá” . Nhớ nhau thương nhau nhưng vĩnh viễn mất nhau, cứ như thế luân hồi và hoa lá không bao giờ nhìn thấy nhau, cũng có ý nghĩa là mối tình đau thương vĩnh viễn không thể gặp gỡ.

Trong Phật kinh có ghi “Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử.

.

.

Truyền thuyết thứ hai:

Truyền thuyết nói, rất lâu rất lâu trước đây, ven thành thị nở một dải lớn Bỉ Ngạn hoa – cũng chính là Mạn Châu Sa Hoa. Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương… Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, bọn họ điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc. Cuối cùng có một ngày, bọn họ quyết định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần.

Năm đó, sắc đỏ rực rỡ của Mạn Châu Sa Hoa được sắc xanh bắt mắt bao bọc lấy, nở ra đặc biệt yêu diễm xinh đẹp. Thế nhưng vì việc này mà Thần trách tội. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ. Kể từ đó về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào vòng luân hồi.

.

.

Hoa Bỉ Ngạn trong quan điểm nhà Phật

Trong kinh Phật thường thấy xuất hiện nhiều tên Hoa trong thời thuyết pháp của Phật như: Mưa hoa Mạn Đà La, hoa Mạn Thù Sa, hoa Ma-ha Mạn Đà La, hoa Ma-ha Mạn Thù Sa. Thông thường mọi người đều biết hoa Mạn Đà La là một loại hoa trà, rất hiếm người biết nó là hoa Mạn Thù Sa, hoặc là hoa Mạn Châu Sa.

Chúng ta đều biết rõ con người sau khi chết, sẽ không còn chấp trước. Nhưng chúng ta không thể vì điều này mà cam chịu thụt lùi, cho rằng làm người dù sao đi nữa thì cũng phải trở về, thích sống như thế nào thì cứ sống như thế đó, điều này không được, đây gọi là “chấp không”.

Trong kinh Phật nói, thân người khó được. Đời sống của người thế tục cho dù không có ý nghĩa, nhưng suốt cuộc đời của một con người trải qua mấy mươi năm lại rất quý. Chúng tôi thông qua việc học Phật, thông qua sự nỗ lực tu hành, thông qua phương thức sinh hoạt với thế tục, thì cuộc sống có ý nghĩa khác, đó chính là thành Phật. Có người nói, Phật cũng là người. Đúng, Phật cũng là người, nhưng lại là Người đã giác ngộ. Cho nên kinh nói, chúng sanh là Phật chưa giác ngộ, Phật là chúng sanh đã giác ngộ. Không nên cho rằng sau khi thành Phật, ngồi trên tòa sen trong Đại Hùng Bảo Điện, khói hương xông ướp, được muôn người bái lạy. Như thế có đúng không? Sau khi đức Thích Ca thành Phật, qua 49 năm đi trong mưa gió thuyết pháp độ sanh, với chiếc bình bát du hóa suốt cả đời. Vậy thì sau khi thành Phật, người vẫn là người đó, nhưng trạng thái tâm lý của họ đã phát sanh sự thay đổi căn bản, họ đã trở thành người thanh tịnh sáng suốt, không còn sự trói buộc nào, bừng bừng sức sống.

Tóm lại Tâm Kinh Bát nhã đã kết thúc loài hoa Mạn Thù Sa: Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, nhưng sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng , hành thức cũng lại như thế.

Tương truyền hoa này chỉ nở ở Huỳnh Tuyền, là phong cảnh duy nhất trên đường Huỳnh Tuyền, hoa nơi đó nở hàng loạt, nhìn từ xa có thể thấy nó giống như tấm thảm màu hồng tươi rực rỡ trải dài, vì màu của nó đỏ như lửa, trắng như lau, giống như máu mà được gọi là “con đường rực lửa”

Hoa Mạn Châu Sa còn gọi là hoa Bỉ Ngạn. Thông thường cho rằng đây là loài hoa tiếp dẫn, sanh trưởng bên bờ sông Tam đồ. Theo truyền thuyết, mùi hương của hoa có ma lực, có thể gọi ký ức thuở còn sanh tiền của người chết trở về.

Ba ngày Xuân lần lượt đi qua gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày Thu chầm chầm trôi qua gọi là Thu Bỉ Ngạn. Là ngày thăm mồ mã. Hoa Bỉ Ngạn nở giữa thời kỳ Thu Bỉ Ngạn rất đúng giờ, cho nên mới gọi là hoa Bỉ Ngạn

Hoa Bỉ Ngạn lúc nở hoa nhìn không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa.

Hoa lá không thấy nhau, nhưng chúng đan xen với nhau đời đời.

Credit to @Shophoatuoidep

==================

Mình đọc đam mỹ, thấy có nhiều truyện nhắc đến loài hoa này, nhiều lúc định tìm kiếm chút thông tin, nhưng đó chỉ là suy nghĩ, hôm nay mình thực hành. Giờ mới thấy hay cái hay của tác giả, sao mà chọn hoa khéo thế 😀

  • Trong Khuynh Tẫn Thiên Hạ, tình yêu của Khuynh Càn quá đỗi lớn lao. Hiếm có truyện nào khiến mình vừa đọc vừa khóc như truyện này. Nói chung là đọc đâu cũng được mấy tháng, vậy mà ám ảnh về truyện vẫn còn. Khuynh Vũ à, 17 năm dưới hoàng tuyền, huynh không cô đơn đâu, vì có Bỉ Ngạn đợi chờ cùng huynh rồi…
  • Thịnh Thế Thanh Phong, mình phục tình cảm mà Man Vương dành cho Tương Vân. Tình yêu là gì? Xem tình yêu của người đó, sao mà lớn lao quá, nhưng cũng đáng sợ quá… Dành hết 20 năm cuộc đời để thành toàn lời hứa với 1 người, cho đến lúc nhắm mắt vẫn muốn tìm “cõi yên vui” để đưa ái nhân đến đó… Truyền thuyết Bỉ Ngạn và Vãn Sinh hoa, có chăng cũng là truyền thuyết mà thôi… Dù có chút huyền ảo, nhưng kết cục vẫn là đại đoàn viên, rất đáng để ăn mừng 🙂

Read Full Post »