Feeds:
Posts
Comments

Archive for the ‘Truyền thuyết – ngày lễ’ Category

In pale moonlight
the wisteria’s scent
comes from far away

Dưới trăng
hương sắc tử đằng
mơ hồ xa xăm
(Nhật Chiêu)

Tên Việt: tử đằng, dây sắn tía
Tên Hoa: 紫藤(tử đằng), 朱藤(chu đằng), 藤蘿(đằng la)
Tên Anh: Chinese wisteria
Tên Pháp: glycine, glycine de Chine
Tên khoa học: Wisteria sinensis (Sims) Sweet.
Họ: Đậu Fabaceae

Ở Nhật Bản, loài hoa wisteria hay còn gọi là Hoa Tử Đằng, hoa fuji rất được yêu chuộng. Nếu như ở các nước Phương Tây, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thì ở xứ xở phù tang này Hoa tử đằng lại tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Cũng chính vì thế có rất nhiều công viên tại Nhật trồng các loại hoa này. Nhưng để thưởng thức những vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc chen nhau khoe sắc màu của tình yêu thì bạn phải đến với công viên hoa Ashikaga. Vì tại đây loài hoa này không được trồng một cách riêng lẻ, mà được trồng như một khu rừng hoang dại. Cũng chính vì điều này đã thu hút rất nhiều du khách trong cả nước cũng như trên thế giới đến đây để chiêm ngưỡng. Đâu đó ta lại thấy những nhà nhiếp ảnh, nhà họa sĩ muốn đưa những khung cảnh xinh đẹp này trở thành môt tuyệt tác độc đáo của chính mình.

Công Viên Ashikaga là một công viên rất rộng lớn đến khoảng 8,2 héc ta nhưng chỉ trồng đa số đó chính là loại hoa này. Một loài hoa vô cùng đẹp và tuyệt sắc.

Có thể nói đây là một vườn hoa đẹp nhất trên thế giới mà tôi từng được biết. Bởi nhìn nới đây khiến cho người ta tưởng mình đang lạc vào một thế giới bồng lai, tiên cảnh”. Bởi nó quá đẹp và đặc sắc khiến cho con người si mê và lạc khỏi không gian đầy những bon chen, cám dỗ của trần thế.

Khi mới bước vào cổng công viên Ashikaga, chúng mình sẽ bắt gặp ngay những cây hoa Fuji, những chùm hoa dài đủ màu trắng, vàng, tím rủ xuống gần như sát mặt đất hệt như những thác nước tung bọt trắng giữa ánh nắng vậy. Nhưng điều bất ngờ vẫn còn ở phía trước, nhanh nhanh khám phá thôi nào.

Những chùm hoa nở theo từng chùm khoe sắc hương, đẹp lung linh khiến nhiều người phải ngỡ ngàng khi nhìn thấy loài hoa này lần đầu tiên.

Loài hoa này thường nở rộ vảo tháng tư cho đến tháng năm với những sắc màu quyến rũ. Nhờ vậy mà công viên Ashikaga đã thu hút không ít khách tham quan, các nhà nhiếp ảnh, họa sĩ nổi tiếng đến chiêm ngưỡng và tạo nên những tuyệt tác vô cùng đặc sắc của họ.

Đây là ba cây hoa  Tử Đằng đại thụ nhất trong công viên Ashikaga trải tán rộng hơn 1.000 mét vuông. Tại công viên Ashikaga có tới hơn 1.500 cây hoa Fuji có tuổi thọ trên 100 năm, chỉ như vậy thôi cứ đến mùa hoa là công viên lại trở nên dịu kì như được khoác lên mình một chiếc áo mới vô cùng rực rỡ.

Viết Bài: LamChanKhanh

Hình ảnh: internet

Credit to @Shophoatuoidep

@Other source

Read Full Post »

Trong Phật kinh có ghi  “Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử.”

Bỉ Ngạn hoa có 3 màu chính:

  • Trắng
  • Đỏ
  • Vàng

Bỉ Ngạn Hoa màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa (mandarava), Bỉ Ngạn Hoa màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa (Manjusaka).

Danh xưng

Tên tiếng Trung:

Bỉ Ngạn hoa
Mạn Châu Sa Hoa
hồng hoa Thạch Toán
Thạch Toán
Long Trảo hoa
Vô Nghĩa thảo
San Ô Độc
U Linh hoa
Địa Ngục hoa
Tử Nhân hoa
Vong Xuyên hoa

Tên tiếng Nhật:

Higan Bana
Shibito Bana
Yuurei Bana
Manjushage
Sutego Bana
Kamisori Bana
Tengai Bana
Jigoku Bana

Tên khác: Red spider lily, Cluster Amaryllis, Shorttube Lycoris

Tên khoa học: Lycoris Radiata

.

.

Ý nghĩa:

Nhật Bản: Hồi ức đau thương

Triều Tiên: Nhớ về nhau

Trung Quốc: Ưu mỹ thuần khiết.

Còn có ý nghĩa là “phân ly, đau khổ, không may mắn, vẻ đẹp của cái chết” , nhưng nhiều người hiểu ý nghĩa hoa là “hồi ức đau thương” .

Xuất xứ

Hoa Bỉ ngạn ban đầu được tìm thấy ở Trung Quốc. Nó cũng được tìm thấy ở Nhật Bản. Ở Hoa Kỳ các Lycoris radiata phát triển ở Bắc Carolina , Texas , và nhiều tiểu bang phía Nam khác.

Loài cây này được trông thấy ở Hoa kỳ lần đầu tiên năm 1854. Đó là khi Hoa Kỳ mở cửa thương mại cho Nhật Bản. Thuyền trưởng William Roberts trong một lần trở lại Hoa kỳ đã mang theo loài Lycoris radiata này từ Nhật. Ông mang theo 3 cây, và những cây này được trồng và chăm sóc bởi cô cháu gái. Sau một thời gian chăm sóc và cô thấy rằng loài cây này không nở hoa cho đến khi sau một cơn mưa đầu mùa của mùa thu.

Đặc điểm

Lycoris radiata không thích nhiệt. Nó thích một môi trường ấm áp. Khi nhiệt độ vào mùa hè quá cao, các cây Lycoris radiata sẽ chết. Các cây Bỉ Ngạn thường được trồng ở những khu vực có hệ thống thoát nước tốt để các bông hoa không bị tổn hai và phát triển bình thường. Đặc biệt là khu vực trồng cũng không bị ảnh hưởng bởi gió quá nhiều vào những tháng mùa đông.

Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoa nở vào Thu Bỉ Ngạn, thời gian rất chính xác cho nên mới gọi là Bỉ Ngạn hoa.

Trong Phật kinh có ghi  Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử.

.

.

Truyền thuyết liên quan:

Tương truyền loài hoa này nở nơi hoàng tuyền, đa số người đều nhận định rằng Bỉ Ngạn hoa nở bên cạnh Vong Xuyên hồ ở Minh giới. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, phủ đầy trên con đường thông đến địa ngục, mà có hoa thì không có lá, đây là loài hoa duy nhất của Minh giới. Theo truyền thuyết hương hoa có ma lực, có thể gọi về kí ức lúc còn sống của người chết. Trên con đường Hoàng Tuyền nở rất nhiều loài hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên bị gọi là “hỏa chiếu chi lộ”, đây cũng là loài hoa duy nhất mọc trên con đường Hoàng Tuyền, và cũng là phong cảnh, là màu sắc duy nhất ở nơi đấy. Khi linh hồn đi qua vong xuyên, liền quên hết tất cả những gì khi còn sống, tất cả mọi thứ đều lưu lại nơi bỉ ngạn, bước theo sự chỉ dẫn của loài hoa này mà hướng đến địa ngục của u linh.

[Bỉ Ngạn hoa, sự dịu dàng của ác ma]

Bỉ Ngạn hoa là đóa hoa trong truyền thuyết tình nguyện đi vào địa ngục, bị chúng ma quỷ bắt quay về nhưng vẫn ngập ngừng trên con đường Hoàng Tuyền, chúng ma quỷ không nhịn được nên đều đồng ý cho nàng nở trên con đường này, cho những linh hồn đã rời khỏi nhân giới có một sự chỉ dẫn và an ủi.

Lúc Bỉ Ngạn hoa nở thì không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa, hoa là không bao giờ gặp gỡ, đời đời dở lỡ. Bởi vậy mấy có cách nói: ” Bỉ Ngạn hoa nở nơi Bỉ Ngạn, chỉ thấy hoa, không thấy lá” . Nhớ nhau thương nhau nhưng vĩnh viễn mất nhau, cứ như thế luân hồi và hoa lá không bao giờ nhìn thấy nhau, cũng có ý nghĩa là mối tình đau thương vĩnh viễn không thể gặp gỡ.

Trong Phật kinh có ghi “Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử.

.

.

Truyền thuyết thứ hai:

Truyền thuyết nói, rất lâu rất lâu trước đây, ven thành thị nở một dải lớn Bỉ Ngạn hoa – cũng chính là Mạn Châu Sa Hoa. Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương… Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, bọn họ điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc. Cuối cùng có một ngày, bọn họ quyết định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần.

Năm đó, sắc đỏ rực rỡ của Mạn Châu Sa Hoa được sắc xanh bắt mắt bao bọc lấy, nở ra đặc biệt yêu diễm xinh đẹp. Thế nhưng vì việc này mà Thần trách tội. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ. Kể từ đó về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào vòng luân hồi.

.

.

Hoa Bỉ Ngạn trong quan điểm nhà Phật

Trong kinh Phật thường thấy xuất hiện nhiều tên Hoa trong thời thuyết pháp của Phật như: Mưa hoa Mạn Đà La, hoa Mạn Thù Sa, hoa Ma-ha Mạn Đà La, hoa Ma-ha Mạn Thù Sa. Thông thường mọi người đều biết hoa Mạn Đà La là một loại hoa trà, rất hiếm người biết nó là hoa Mạn Thù Sa, hoặc là hoa Mạn Châu Sa.

Chúng ta đều biết rõ con người sau khi chết, sẽ không còn chấp trước. Nhưng chúng ta không thể vì điều này mà cam chịu thụt lùi, cho rằng làm người dù sao đi nữa thì cũng phải trở về, thích sống như thế nào thì cứ sống như thế đó, điều này không được, đây gọi là “chấp không”.

Trong kinh Phật nói, thân người khó được. Đời sống của người thế tục cho dù không có ý nghĩa, nhưng suốt cuộc đời của một con người trải qua mấy mươi năm lại rất quý. Chúng tôi thông qua việc học Phật, thông qua sự nỗ lực tu hành, thông qua phương thức sinh hoạt với thế tục, thì cuộc sống có ý nghĩa khác, đó chính là thành Phật. Có người nói, Phật cũng là người. Đúng, Phật cũng là người, nhưng lại là Người đã giác ngộ. Cho nên kinh nói, chúng sanh là Phật chưa giác ngộ, Phật là chúng sanh đã giác ngộ. Không nên cho rằng sau khi thành Phật, ngồi trên tòa sen trong Đại Hùng Bảo Điện, khói hương xông ướp, được muôn người bái lạy. Như thế có đúng không? Sau khi đức Thích Ca thành Phật, qua 49 năm đi trong mưa gió thuyết pháp độ sanh, với chiếc bình bát du hóa suốt cả đời. Vậy thì sau khi thành Phật, người vẫn là người đó, nhưng trạng thái tâm lý của họ đã phát sanh sự thay đổi căn bản, họ đã trở thành người thanh tịnh sáng suốt, không còn sự trói buộc nào, bừng bừng sức sống.

Tóm lại Tâm Kinh Bát nhã đã kết thúc loài hoa Mạn Thù Sa: Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, nhưng sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng , hành thức cũng lại như thế.

Tương truyền hoa này chỉ nở ở Huỳnh Tuyền, là phong cảnh duy nhất trên đường Huỳnh Tuyền, hoa nơi đó nở hàng loạt, nhìn từ xa có thể thấy nó giống như tấm thảm màu hồng tươi rực rỡ trải dài, vì màu của nó đỏ như lửa, trắng như lau, giống như máu mà được gọi là “con đường rực lửa”

Hoa Mạn Châu Sa còn gọi là hoa Bỉ Ngạn. Thông thường cho rằng đây là loài hoa tiếp dẫn, sanh trưởng bên bờ sông Tam đồ. Theo truyền thuyết, mùi hương của hoa có ma lực, có thể gọi ký ức thuở còn sanh tiền của người chết trở về.

Ba ngày Xuân lần lượt đi qua gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày Thu chầm chầm trôi qua gọi là Thu Bỉ Ngạn. Là ngày thăm mồ mã. Hoa Bỉ Ngạn nở giữa thời kỳ Thu Bỉ Ngạn rất đúng giờ, cho nên mới gọi là hoa Bỉ Ngạn

Hoa Bỉ Ngạn lúc nở hoa nhìn không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa.

Hoa lá không thấy nhau, nhưng chúng đan xen với nhau đời đời.

Credit to @Shophoatuoidep

==================

Mình đọc đam mỹ, thấy có nhiều truyện nhắc đến loài hoa này, nhiều lúc định tìm kiếm chút thông tin, nhưng đó chỉ là suy nghĩ, hôm nay mình thực hành. Giờ mới thấy hay cái hay của tác giả, sao mà chọn hoa khéo thế 😀

  • Trong Khuynh Tẫn Thiên Hạ, tình yêu của Khuynh Càn quá đỗi lớn lao. Hiếm có truyện nào khiến mình vừa đọc vừa khóc như truyện này. Nói chung là đọc đâu cũng được mấy tháng, vậy mà ám ảnh về truyện vẫn còn. Khuynh Vũ à, 17 năm dưới hoàng tuyền, huynh không cô đơn đâu, vì có Bỉ Ngạn đợi chờ cùng huynh rồi…
  • Thịnh Thế Thanh Phong, mình phục tình cảm mà Man Vương dành cho Tương Vân. Tình yêu là gì? Xem tình yêu của người đó, sao mà lớn lao quá, nhưng cũng đáng sợ quá… Dành hết 20 năm cuộc đời để thành toàn lời hứa với 1 người, cho đến lúc nhắm mắt vẫn muốn tìm “cõi yên vui” để đưa ái nhân đến đó… Truyền thuyết Bỉ Ngạn và Vãn Sinh hoa, có chăng cũng là truyền thuyết mà thôi… Dù có chút huyền ảo, nhưng kết cục vẫn là đại đoàn viên, rất đáng để ăn mừng 🙂

Read Full Post »

14/1: NGÀY NHẬT KÝ

Vào ngày này, con gái sẽ “bye bye” cuốn Diary năm cũ của mình và thay bằng một cuốn mới toanh. Với tụi con trai thì ngày này trên-cả-may-mắn. vì (có thể) sẽ được…. xem cuốn nhật kí của con gái. Con gái thường cho người bạn khác giới mính tin tưởng nhất mượn 1 ngày! Đây cũng là dịp con trai có thể tặng cho con gái 1 cuốn nhật kí mới dễ thương, đính kèm 1 bông hoa khô!

14/2:Tất nhiên là…VALENTINE rùi!

Tụi con trai xứ mình hẳn sẽ ghen đỏ mũi khi biết : Vào ngày 14/2, con trai xứ Hàn mới là những người được tặng Chocolate! Con gái sẽ tự tay làm(hoặc mua) chocolate tặng cho người mình mến mộ. Những phong chocolate thường kiêm luôn phiếu bình chọn hotboy của lớp. Thế nên ngày Valentine xứ Hàn còn kiêm luôn chân “thi hoa hậu…NAM” của lớp và trường nữa!

14/3:NGÀY TRẮNG( Hay là Valentine trắng)

Năm 1965, ở nước Nhật, một chàng trai bán kẹo dẻo muốn đáp lại hộp chocolate của cô gái yêu thầm anh hôm Valentine, đã làm một hộp kẹo thật bự, trắng như tuyết và tặng cô gái đó! Đó là sự tích Ngày Trắng! Ngày nay đề đáp lại tình cảm của con gái trong ngày Valentine, đúng 1 tháng sau con trai thường mua kẹo dẻo hoặc chocolate trắng để tặng các nàng, gọi là..cảm ơn!

14/4:NGÀY ĐEN

Đây là ngày của “Hội Độc Thân”. Những người này ko nhận được cũng như ko cho được chocolate vào 2 ngày trên sẽ cùng nhau đi ăn Mì đen (loại mì ăn với nước sốt đen). Những bát mì đen xì, mọi người mới gọi ngày này là ngày đen! Thực tế thì ối anh chàng tìm được một nửa vào ngày này tại…quán mì!

14/5:NGÀY HOA HỒNG =)))

Bạn sẽ có thể tặng 1 bông hồng duy nhất cho người yêu quí vào ngày này. Còn gọi là ngày Vàng bởi vì 1 lí do rất..chuối. Những người ko thề cùng nhau ăn mì đen thì có thể cùng nhau đi ăn món cà ri..vàng..hic!..

14/6: NGÀY CỦA NHỮNG CHỮ “K” LÃNG MẠN

Ngày các cô gái (chàng trai) trưởng thành chấp nhận làm quen từ phía kia. Đó cũng là dịp họ thể hiện tình yêu bằng chữ “K lãng mạn”.

14/7: NGÀY BẠC

Đây là dịp để những người yêu nhau tặng nhau những chiếc nhẫn bạc như 1 lời hứa về tương lai!

14/8:NGÀY ÂM NHẠC

Teen Hàn sẽ tặng nhau những đĩa CD toàn các bài hát lãng mạn!

14/9:NGÀY CHỤP ẢNH

Teen Hàn thường rủ bạn bè và người thân đi chụp ảnh vào ngày này. Nó cũng là dịp con trai có cơ hội “thủ” trong ví tấm ảnh cô gái bạn thích. Vì mọi người rất ít khi từ chối chụp chung vào ngày này!

14/10:NGÀY RƯỢU VANG

Các đôi thường uống rượu vang và ăn tối dưới ánh nến lãng mạn. Tất nhiên là dân teen thì ko được uống rượu rồi. Vì thế vào ngày này teen Hàn rủ nhau đi xem phi hoặc ở nhà ăn bỏng ngô tự chế!

14/11:NGÀY CỦA NHỮNG CÁI ÔM THÂN ÁI

Teen Hàn ôm ghì đứa bạn thân nhất của mình vào ngày này để tỏ tình thân ái!

14/12:NGÀY TẤT

Để chuẫn bị cho Noel, ngày này teen Hàn tặng nhau những chiếc Tất thật to để đợi quà của ông già Tuyết. “Tất “càng to thì chứng tỏ chủ nhân của nó càng yêu quí bạn. Vì vậy teen Hàn rất trân trong những chiếc tất được tặng vào ngày này!

Read Full Post »


Ngày xưa, tại một thành phố xa xôi đầy cát bụi và nóng nực, người dân đối xử tồi tệ với nhau và họ còn khuyên nhắc vợ con, bạn bè phải thù ghét lẫn nhau, và các mối thù được truyền đi từ thế hệ này qua thế hệ khác. Để ngăn chặn ẩu đả, nhà vua ban hành một đạo luật ngăn cấm việc gây lộn ngoài đường phố và kẻ phạm pháp sẽ bị xử tử hình. Cũng tại thành phố này, có hai gia đình hàng xóm nọ đã thù nhau truyền kiếp.

Trong một gia đình ấy, khi thấy con trai mình không được vui tươi, cha mẹ chàng trai hỏi thăm bạn bè của chàng mới khám phá ra rằng chàng đang yêu một cô gái, cô gái ấy là ai thì chưa ai biết vì chàng giữ rất kín tên tuổi. Để tìm hiểu và khích lệ con trai, gia đình chàng tổ chức tiệc nhẹ và mời tất cả các gia đình láng giềng đến dự.

Vào đêm tiệc đó, chàng trai đã gặp và trò chuyện cùng cô gái mình mơ ước. Cô gái ấy chính là con gái của gia đình thù địch. Có lẽ chính lý do này mà chàng trai luôn bí mật về danh tính của nàng. Đêm đó, cả hai kẻ yêu nhau đã trốn ra ngoài, thề thốt với nhau và quyết định kết hôn trong vòng bí mật. Cả hai nhờ một tu sĩ đồng ý sẽ làm lễ cưới cho đôi trẻ với niềm hy vọng rằng cuộc hôn nhân của chúng sẽ chấm dứt mối hận thù lâu đời giữa hai gia đình.

Không ngờ anh họ của cô gái phát giác, vốn thù hằn từ trước nên liền thách đấu sinh tử với chàng trai. Kết thúc trận đấu, dù chàng trai chiến thắng và không giết ông anh họ cô gái như đã giao kết từ đầu, nhưng anh họ cô gái cảm thấy bị xúc phạm nặng nề nên đã tự vẫn ngay sau đó. Cái chết ông anh họ cô gái như dầu đổ vào lửa vốn đã mâu thuẫn của hai gia đình. Nên để tránh công kích, chàng trai bèn trốn ở nhà tờ của vị tu sĩ với hy vọng mọi chuyện sẽ dần nguôi ngoai. Nhưng khi đến nơi thì không gặp tu sĩ vì ông vừa đi truyền giáo ở tỉnh bên cạnh.

Còn cô gái hay tin xấu liền tìm đến vị tu sĩ để hỏi cách tháo gỡ. Và họ lại gặp nhau nơi mà cả hai thề nguyền ước hẹn. Họ bàn tính kế trốn đi nơi khác nhưng không được vì khi ấy cả hai đều bị nhà chức trách tìm kiếm hết sức gắt gao nhất là chàng trai do nghi ngờ chàng là hung thủ giết người. Mọi việc lâm vào bế tắc, không tìm được lối thoát, cả hai ra ngoài mua thuốc độc và hoa hồng để ôm nhau cùng hoa hồng chờ chết. Nhưng thuốc không đủ liều nên cả hai dùng dao tự sát. Máu của họ hòa vào nhau rơi vào bó hoa làm hoa trở nên đen ánh.

Cái chết của cả hai làm mọi người hết sức xúc động nhất là hai gia đình hiềm hích đó. Họ cũng tìm được nguyên nhân cái chết của anh họ cô gái qua bức thư tuyệt mệnh của cả hai người để lại. Cái chết bi thương của hai người trẻ tuổi đã đoàn kết lại hai gia đình trong nỗi sầu muộn. Không phải bằng cuộc sống mà bằng cõi chết, hai kẻ thương yêu nhau đã mang lại hòa bình cho các gia đình. Bó hoa họ cầm được mọi người trồng lại để tưởng nhớ cả hai. Màu hoa hồng luôn đen như buồn rầu nhưng lại bất tử với thời gian………..

Read Full Post »

hồng xanh

Ngày xửa ngày xưa ở vương quốc hoa hồng có một thằng ngốc tên Stupid. Thằng ngốc may mắn được nhà vua giao cho chăm sóc vườn hoa hồng. Nhà vua có một cô công chúa rất xinh tên Rose.

Công chúa rất thích hoa hồng nên yêu cầu thằng ngốc mỗi ngày hãy mang cho mình một bó hoa hồng thật đẹp. Tuy nhiên thằng ngốc không biết bó hoa thế nào cả. Nó bèn xin với công chúa:

-Xin lỗi công chúa nhưng tôi có thể mang đến mỗi ngày chỉ một bông hoa được không .

Ban đầu công chúa thấy không vui một chút nào.Tuy nhiên thằng ngốc đều cố gắng mỗi ngày mang đến cho công chúa một bông hoa đẹp nhất. Thằng ngốc chẳng biết làm việc gì khác ngoài việc chăm sóc những bông hoa.Mỗi khi có ai đó bắt nó đi làm việc gì đó là nó lại nói:

– Xin lỗi nhưng tôi hậu đậu lắm! Tôi sẽ làm hỏng hết mất…

Vậy là người ta lại chán nản bỏ đi. Cũng bởi vậy nên không ai chơi với thằng ngốc cả. Thằng ngốc hàng ngày cứ thui thủi bên những bông hoa của nó. Dường như thằng ngốc chẳng bao giờ biết buồn là gì… Những bông hoa mà thằng ngốc mang đến cho công chúa mỗi ngày đều rất đẹp. Đôi khi công chúa ngắm nhìn những bông hoa đó và tự hỏi: “Một thằng ngốc thì làm thế nào mà tạo ra những bông hoa đẹp như vậy nhỉ”.

Rồi một ngày công chúa quyết định đến thăm vườn hoa của thằng ngốc. Thằng ngốc đang lúi cúi tưới cho một khóm hoa hồng. Với công chúa thì công việc này thật lạ. Công chúa tò mò đến gần thằng ngốc và làm nó giật mình. Thằng ngốc làm rơi bình tưới hoa và làm bắn bẩn lên váy áo của công chúa:

– Xin lỗi công chúa_Thằng ngốc hốt hoảng_Tôi thật là hậu đậu.

– Không sao! Ta sẽ tha tội cho ngươi nhưng ngươi phải chỉ cho ta cách ngươi tạo ra nhũng bông hoa này.

Thằng ngốc ngạc nhiên quá “Công chúa mà quan tâm đến cách trồng hoa ư?!”

– Rất đơn giản thưa công chúa… Và thằng ngốc say sưa nói với công chúa tất cả những gì nó biết về hoa hồng,về cách trồng hoa, cách chăm sóc chúng…Thằng ngốc cảm thấy rất lạ khi công chúa tỏ ra rất thích thú với những gì nó nói. Và khi thằng ngốc bắt gặp ánh mắt công chúa đang chăm chú nhìn nó thì tự nhiên nó trở nên luống cuống. Một lần nữa nó lại đánh rơi bình tưới hoa

– Xin lỗi công chúa… tôi vụng về quá đi mất.

– Ngươi thật là ngốc! Nhưng những gì ngươi nói về hoa hồng rất hay. Ngày mai ta sẽ lại tới.

Công chúa trở lại cung điện và thằng ngốc lại say sưa tưới hoa. Tuy nhiên nó vừa tưới hoa vừa hát. Chưa ai nghe thất thằng ngốc hát bao giờ cả… Ngày hôm sau thằng ngốc dậy rất sớm. Nó quét dọn những lối đi, nhổ cỏ bên những khóm hoa. Nhưng công chúa không đến nữa. Thằng ngốc đợi mãi mà công chúa vẫn không đến. Nó đâu biết hôm đó là một ngày đặc biệt. Nhà vua tổ chức một lễ hội rất lớn trong cung đình. Có rất nhiều các vị vua, những hoàng tử của các nước láng giềng… Công chúa chẳng muốn đến lễ hội một chút nào. Nàng nhất định không chịu mặc bộ váy dạ hộ. Chỉ đến khi viên tổng quản xuất hiện và nhã nhặn:

-Xin lỗi công chúa nhưng đây là mệnh lệnh của nhà vua…

Công chúa phải có mặt trong lễ hội. Nhà vua muốn thông qua lễ hội tìm cho con gái mình một vị hoàng tủ thích hợp. Tất cả các hoàng tủ tham gia lễ hội đều được thông báo về điều đó. Ai cũng rất háo hức được gặp công chúa (vì nghe nói công chúa rất xinh ). Và mọi người không phải chờ đợi lâu. Công chúa xuất hiện trong bộ váy dạ hội mầu trắng, vương niệm của nàng được kết bằng những bông hoa hồng đỏ. Một vài hoàng tủ đánh rơi ly rượu trong tay, một số khác phải mất một lúc lâu mới biết mình đang đứng ở đâu.Ngay đến các nhạc công cũng quên mất những nốt nhạc của mình.Ai cũng muốn được cùng nhảy với công chúa một bài, công chúa đều nhiệt tình đáp lại. Tuy nhiên chẳng ai lọt vào mắt xanh của công chúa cả. Nàng công chúa xinh đẹp chẳng thể tìm được cho mình một vị hoàng tủ thích hợp. Khi mà nhà vua gần như tuyệt vọng thì điều bất ngờ đã xãy ra. Đúng vào lúc bữa tiệc sắp tàn thì một chàng hoàng tử cưỡi một con bạch mã tuyệt đẹp xuất hiện. Hoàng tử đến trước mặt công chúa và mỉm cười:

– Xin lỗi cô bé! Ta không đến quá muộn đấy chứ.

Công chúa bỗng cảm thấy tim mình đập rộn ràng. Đó là những cảm xúc kì lạ mà công chúa không thể định nghĩa nổi… Giai điệu ngọt ngào của bản Vanx như hòa nhịp cùng bước nhẩy của hai người. Hoàng tử kể cho công chúa nghe về những miền đất xa lạ mà hoàng tử đã đi qua. Những câu chuyện kéo dài như bất tận . Thời gian dường như không còn là mối quan tâm của hai người nữa…Mãi đến khi những vì sao đã sáng lấp lánh trên bầu trời, khi mà cả thằng ngốc và những bông hoa hồng đều đã ngủ say , hoàng tử mới lên ngựa từ biệt công chúa… Công chúa trở về cung điện và cho gọi thằng ngốc tới.(Tội nghiệp thằng ngốc đang ngủ say thì bị dựng dậy)

– Ngươi có biết làm thế nào để cung điện của ta thật đẹp không ! Ngày mai hoàng tử sẽ lại tới.Ta muốn dành cho chàng một sự ngạc nhiên.

-Thưa công chúa…hoàng tử.. à vâng thưa công chúa , tôi sẽ trang trí cung điện của công chúa bằng tất cả hoa hồng trong vườn. Cung điện của công chúa sẽ trở thành cung điện hoa hồng.

– Một ý tưởng tuyệt vời! Ngươi cũng không ngốc lắm đâu! Nhưng ta sợ ngươi sẽ không thể làm xong nó trong đêm nay.

– Tôi sẽ cố hết sức thưa công chúa…

Vậy là suốt cả đêm đó những bông hoa hồng còn ướt đẫm sương đêm được thằng ngốc cẩn thận hái từ vườn hoa mang vào cung điện. Khi cung điện của công chúa tràn ngập hoa hồng cũng là lúc trời vừa sáng. Khi công chúa thức dậy, nàng không thể tin vào mắt mình, trước mắt nàng là một cung điện đẹp như trong truyện cổ tích vậy. Công chúa đi dạo một vòng và thấy thằng ngốc ngủ gật bên cạnh một chiếc cột đá:

– Stupid. Dậy đi nào.Trời sáng rồi.

– Xin lỗi công chúa, tôi lại ngủ quên mất, tôi sẽ hoàn thành nốt công việc ngay thôi.

– Không cần nữa. Như vậy là được rồi. Nguơi hãy về nghỉ ngơi đi. Thằng ngốc thở phào vì công chúa đã không trách nó chưa hoàn thành công việc. Nó vui vẻ trở về với vườn hoa giờ chỉ còn trơ những gốc. Công chúa đến bên cửa sổ và nhìn về phía những ngọn núi xa, nơi mà từ đó hoàng tử sẽ lại tới. Công chúa sẽ dẫn hoàng tử đi thăm cung điện hoa hồng của mình . Hoàng tử sẽ lại kể cho công chúa nghe câu chuyện về những miền đất xa lạ….

Nhưng rồi chẳng có hoàng tử nào đến cả. Chỉ có người hầu của Hoàng tử mang theo một bức thư: -”..Cô bé của ta,Ta không thể đến với em như đã hẹn .Đất nước của ta có chiến tranh.Ta phải tham gia vào cuộc chiến. Có lẽ chúng ta sẽ phải xa nhau một thời gian dài. Ta không muốn thế một chút nào. Ta sẽ rất nhớ em. Nhưng ta tin thời gian sẽ chứng minh cho tình yêu của chúng ta. Ta sẽ sớm gặp lại em… _______Tornado_____ …….”

Công chúa buồn lắm. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi môi..”Em sẽ đợi! Nhưng nhất định chàng phải trở về đấy!…..” …Một tuần, rồi một tháng, rồi một năm…Chẳng có tin tức gì của hoàng tử . Hoàng tử như một cơn gió cứ bay mãi, bay mãi mà chẳng biết bao giở sẽ trở lại . Công chúa thường đứng một mình bên khung của sổ mỗi buổi hoàng hôn và nhìn về phía những ngọn núi xa, nơi ánh mặt trời dần tắt. Có thể một ngày nào đó…Cũng hơn một năm đó không thấy thằng ngốc mang hoa hồng cho công chúa mỗi buổi sớm nữa. Có thể là sau khi trang hoàng cho cung điện vuờn hoa của thằng ngốc đã chẳng còn một bông hoa nào cả. Công chúa hình như cũng chẳng quan tâm đến những bông hoa hồng của thằng ngốc nữa…

Rồi một buổi sáng sớm khi công chúa thức dậy, có ai đó đã đặt sẵn bên của sổ một bông hoa hồng tuyệt đẹp. Công chúa ngắm nhìn bông hoa và chợt nhớ tới thằng ngốc. “Một năm rồi Stupid không mang hoa tới..”.Công chúa trở lại vườn hoa của thằng ngốc. Trước mắt công chúa không phải là những gốc cây trơ trụi mà là muôn ngàn những bông hồng rực rỡ. Thằng ngốc vẫn lúi cúi bên những khóm hoa hồng. Thằng ngốc nhìn thấy công chúa và một lần nữa nó lại đánh rơi bình tưới hoa:

– Xin lỗi công chúa! Tôi đã cố hết sức nhưng không thể làm cho vườn hoa đẹp như xưa.

– Ồ không! Thật là kỳ diệu! Nói cho ta biết đi, ngươi đã làm thế nào vậy?!

Lần đầu tiên trong đời có người nói với nó như vậy, mà lại là một công chúa nữa chứ. Thằng ngốc vui lắm, nó cười ngây ngô và lại say sưa nói với công chúa về những bông hoa …Những ngày sau đó ngày nào công chúa cũng đến vườn hoa của thằng ngốc. Công chúa tự mình trồng những bông hoa, tự mình tưới nước cho chúng . Ban đầu thằng ngốc cảm thấy rất lạ nhưng rồi nó cũng hiểu ra rằng công chúa đang cố làm tất cả để nguôi ngoai nỗi nhớ hoàng tử. Thằng ngốc rất vui vì dù sao cũng có người cùng nó trò chuyện, có người chịu nghe nó nói cả ngày về những bông hoa hồng. Thằng ngốc cố làm cho công chúa vui những lúc công chúa ở bên nó. Có một lần thằng ngốc nói với công chúa về ý nghĩa của các loài hoa:

– Hoa hồng bạch là tình bạn chân thành, hồng nhung là tình yêu nồng thắm, hồng vàng là… – Vậy còn hồng xanh , nó tượng trưng cho điều gì – Hồng xanh là tình yêu bất diệt ! thưa công chúa,nhưng nó không có thật.

– Vậy tại sao nó lại tượng trưng cho tình yêu bất diệt?!

– Đó là một huyền thoại,thưa công chúa. Người ta nói rằng nếu ta trồng một cây hoa hồng bằng cả trái tim dành cho người mình yêu thương thì nó sẽ nở ra một bông hoa hồng xanh. Đó là bông hoa có phép mầu, nó sẽ cho một điều ước..

– Ta sẽ ước chiến tranh kết thúc và hoàng tử sẽ trở về bên ta…

– Thưa công chúa! Không có điều gì là không thể xãy ra .Tôi tin nếu công chúa thành tâm biết đâu cây hoa mà công chúa trồng sẽ nở ra một bông hoa hồng xanh.

– Ta tin ngươi…

Và từ hôm đó công chúa dành hết thời gian để chăm sóc cho cây hoa hồng của mình. Nhưng không hiểu sao cây hoa mà công chúa trồng mãi vẫn không nở một bông hoa nào cả. Có một sự thật mà có lẽ thằng ngốc không bao giờ dám nói. Đó là câu chuyện về hoa hồng xanh chỉ là một lời nói dối. Thằng ngốc không muốn thấy công chúa quá đau buồn nên nó đã nghĩ ra câu chuyện về bông hoa hồng xanh và điều ước…

Nhưng rồi thằng ngốc mới thấy đó là một sai lầm rất lớn. Nó sợ cái ngày mà cây hoa của công chúa nở ra một bông hoa bình thường. Công chúa sẽ rất buồn. Thằng ngốc không muốn làm công chúa buồn một chút nào. Nó cố tìm trong vườn hoa bao la của nó một bông hoa hồng xanh nhưng chẳng có bông hồng xanh nào cả….Rồi một đêm thằng ngốc trằn trọc mãi không ngủ được. Bỗng nhiên nó nghe thấy một giọng nói như tiếng thì thầm vậy

– Stupid! Sao ngươi buồn thế?! -Ai vậy… Ta là hoa hồng đây.

– Hoa hồng ư? Sao ngươi có thể nói được.

– Ngươi ngốc quá, ta luôn nói chuyện với ngươi mà ngươi không để ý đấy thôi, loài hoa nào cũng nói được, chỉ là có bao giờ ngươi lắng nghe không mà thôi.Có chuyện gì mà ngươi buồn vậy.?

– Ta.. Ta đã trót nói dối công chúa về hoa hồng xanh. Ta không nghĩ là công chúa lại đặt nhiều niềm tin vào hoa hồng xanh đến thế.

– Stupid. Ngươi đang nghĩ gì vậy. Ta nói cho ngươi biết điều này nhé: Huyền thoại mà ngươi đã nói với công chúa là có thật đấy.

– Sao cơ. Thế nghĩ là hoa hồng xanh là có thật. Ngươi biết làm thế nào để tạo ra hoa hồng xanh phải không.?

– Ta biết..Nhưng ta không thể nói cho ngươi được

– Tại sao chứ.? Ta xin ngươi đấy

– Stupid à.. Ngươi thật là ngốc quá, ngươi làm tất cả là vì cái gì chứ.

– Ta..Ta muốn công chúa có bông hoa hồng xanh . Ta muốn ước mơ của công chúa trở thành sự thực. Ta không muốn thấy công chúa buồn..

– Ôi Stupid. Ta không muốn nói cho ngươi một chút nào, nhưng thôi được rồi, nếu ngươi thực sự muốn có một bông hoa hồng xanh, ta sẽ chỉ cho ngươi cách …

Và hoa hồng ghé tai thằng ngốc thì thầm điều gì đó mà chỉ có thằng ngốc nghe rõ. Khuôn mặt thằng ngốc bỗng ngẩn ngơ đến khó hiểu. Rồi người ta thấy thằng ngốc ngước nhìn bầu trời đầy sao và mỉm cười…. Sáng sớm hôm sau khi công chúa vừa thức dậy thì người hầu của nàng đã chạy vào:

– Thưa công chúa, thật không thể tin được, người hãy ra mà xem, cây hoa mà công chúa trồng đã nở một bông hoa màu xanh.

Công chúa như không tin vào những gì mình nghe thấy. Nàng chạy ngay ra vườn hoa . Trước mắt nàng là một bông hoa hồng xanh tuyệt đẹp. Những cánh hoa lấp lánh những giọt sương sớm long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Công chúa cầm bông hoa đặt lên trái tim . Nàng còn chưa kịp nói điều ước thì người hầu của nàng đã vào báo:

– Thưa công chúa.!Hoàng tử đã thắng trận trở về. Có lẽ hoa hồng xanh đã biết truớc điều ước của nàng nên không cần công chúa phải nói ra.

Công chúa băng qua quảng trường rộng mênh mông để đến bên cổng thành. Quả nhiên từ phía ngọn núi xa hoàng tử đã trở về, chiếc áo bào sạm đen vì khói bụi. Hoàng tử xuống ngựa ngay khi chàng trông thấy công chúa, quên đi cả những mệt mỏi bao tháng ngày qua, vòng tay ôm chặt công chúa như không bao giờ muốn buông ra vậy

.

– Cô bé của ta! Ta nhớ nàng quá.

– Em gần như đã tuyệt vọng, chàng biết không .Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.Chàng hãy nhìn xem, một bông hoa hồng xanh .Chính nó đã mang chàng về với em.

– Hoa hồng xanh! Ta tưởng làm gì có hoa hồng xanh trên thế gian này! – Có chứ. Đó là một huyền thoại. Em sẽ dẫn chàng đến vườn hoa. Stupid sẽ kể cho cho chàng nghe huyền thoại về hoa hồng xanh. Vậy là hoàng tử và công chúa cùng đến vườn hoa của thằng ngốc.

– Stupid! Ngươi đâu rồi. Ra đây đi nào, hoàng tử muốn nghe câu chuyện về hoa hồng xanh của ngươi…. Nhưng Stupid đã biến đi đâu mất. Công chúa gọi mãi, gọi mãi mà không thấy thằng ngốc đâu cả. Bên gốc hoa mà công chúa trồng chiếc bình tưới hoa được dựng ngay ngắn. Chẳng hiểu thằng ngốc đã biến đi đâu mất.

Chỉ còn cơn gió thổi những bông hoa hồng đung đưa như đang hát một bài hát từ rất xa xưa “Tình yêu chân thành bắt đầu từ trái tim,chỉ có máu từ con tim của một kẻ đang yêu mới tạo ra bông hồng xanh bất diệt. Và bông hồng xanh sẽ tạo nên điều kỳ diệu…”

Read Full Post »

Truyền thuyết hoa Tulip ( Uất Kim Hương )

hoa tulip

Có một chàng trai, trong một buổi liên hoan cuối năm ở trường đã quen một cô gái. Người con gái đó có nụ cười giống như hoa hàm tiếu hé nở trong nắng sớm, cuốn hút đến lạ kì, lại là một người con gái rất thông minh nhạy cảm. Từ giây phút đó, chàng trai đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng con tim. Nhưng anh vẫn giấu kín trong lòng không thổ lộ cùng cô. Bởi vì lúc đó anh đang trải qua giai đoạn học hành vất vả căng thẳng dưới sự quản lý nghiêm khắc của cha mẹ. Vì thế đối với chuyện tình cảm anh không thể tự mình quyết định, chỉ tự nhủ với lòng mình rằng: “Phải cố gắng chờ đợi, khi nào mọi việc hoàn tất, sẽ thổ lộ với cô.

Một năm sau, vào một buổi tối trăng sáng, cuối cùng anh đã lấy hết dũng khí hẹn cô gái ra ngoài, nói với cô tình cảm của mình chôn dấu bấy lâu nay. Nào ngờ, cô không dám nhìn anh, chỉ nói một cách ấp úng: “Em … em nghĩ em không thể nhận lờii với anh …, một tuần trước… em đã … đã chấp nhận tình yêu của một… người con trai khác. Em thật không biết anh… lại có thể yêu em…Nói xong, cô vội vã quay mình bước nhanh vào phòng, tránh để anh không nhìn thấy những giọt nước mắt đã ướt nhòa trong mắt cô.

Sau này, học sinh trong trường đều nhìn thấy anh sánh đôi với một “hoa khôi của trường. Mọi người nghĩ rằng anh đã si mê vẻ đẹp của mĩ nhân nhưng chẳng ai có thể hiểu được, bởi vì “hoa khôi ấy có nụ cười giống như hoa hàm tiếu, có nụ cười của cô gái anh yêu. Không ai có thể hiểu được nỗi khổ tâm của anh, chỉ có anh biết trái tim mình đang nghĩ gì. Và rồi cũng chẳng được bao lâu, anh lại chia tay với cô gái ấy.

Cuộc sống ở trường đại học qua đi thật nhanh.

Sau khi tốt nghiệp, cô gái khoác áo hoa theo người khác về nhà chồng, còn anh vẫn chưa từng yêu một ai. Bởi vì anh hiểu một điều rằng, chỉ có cô ấy mới là tình yêu đích thực của đời anh.

Qua sự giúp đỡ của bạn bè, anh biết được ngày sinh nhật và địa chỉ nơi cô ở. Mỗi khi đến ngày sinh nhật của cô, anh đều gửi tặng cô một bó hoa có chín bông Uất Kim Hương rất đẹp. Bản thân anh không biết cô thích hoa gì, nhưng đó là loài hoa anh thích nhất. Anh cũng biết là cô là người đã có chồng nên không bao gì để lại tên hay số điện thoại liên hệ trong bưu thiếp, anh không muốn tình cảm của mình làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cô ấy.

Lại vài năm nữa thấm thoát trôi nhanh, anh vẫn một mình đơn chiếc, và vẫn nhớ tặng hoa cho cô mỗi dịp sinh nhật. Một lần, trước sinh nhật của cô hai ngày, anh tham gia một buổi liên hoan họp cựu sinh viên của trường, và được biết rằng, trong mấy năm gần đây cô đã trải qua hai lần li hôn, và đến bây giờ vẫn còn độc thân. Ngực anh bất chợt nói đau, trái tim anh đập rộn rã như lần đầu nhìn thấy cô, anh vừa vui mừng vừa lo sợ, anh thương cảm cho cô nhưng cũng hồi hộp cho chính bản thân mình…

Cuối cùng đã đến ngày sinh nhật của cô! Chàng trai cảm thấy vui mừng khôn xiết. Anh muốn lần này sẽ tự tay mình sẽ tặng hoa cho cô, rồi anh sẽ thổ lộ tình cảm của mình với cô. Và vì thế, anh đã đi lùng sục hết các hàng hoa trong thành phố, cuối cùng mới tìm ra những bông hoa Uất Kim Hương đẹp nhất.

Và khi cô bán hàng bó những bông hoa một cách cẩn thận, chàng trai viết lên trên tấm bưu thiếp những điều anh đã ấp ủ bao lâu nay: “Em có biết anh vẫn còn rất yêu em không? Em nhận lời làm vợ anh nhé! Khuôn mặt đẹp của chàng trai bỗng chốc bừng sáng, trên môi anh luôn thấp thoáng một nụ cười hạnh phúc, trái tim anh ngập tràn hi vọng. Anh sải từng bước dài tiến đến nhà cô gái.

Và trong giây phút đó, một chiếc xe chở hàng đã bất ngờ lao thẳng vào anh …

Khi cô gái nhận được bó hoa Uất Kim Hương đó cũng là lúc nhận được tin báo tử của chàng trai.

Cô đã hiểu ra tất cả, cô nhốt mình trong phòng khóc ròng một đêm. Cô nhớ lại buổi tối nhiều năm trước khi mà chàng trai đến và đã thổ lộ tình cảm với cô. Mà cô cũng không thể biết rằng, trong suốt mười mấy năm đó, người con trai vẫn chỉ si mê yêu và chờ đợi cô! Nghĩ đến điều này, cô càng khóc nức nở hơn, những giọt nước mắt thấm ướt trên những cánh hoa Uất Kim Hương vẫn đang khoe sắc, đẹp đến lạ lùng. Cô biết rằng, cô đã thực sự mất đi một tình yêu chân chính, tình yêu mà không bao giờ cô có thể tìm lại được nữa.

Và người con trai đang yên giấc ngủ ngàn thu kia chắc cũng không thể biết rằng, loài hoa cô gái thích nhất, cũng chính là hoa Uất Kim Hương … ( Hoa tulip)

Read Full Post »

Mình thề là mình ko chỉnh sửa bản gốc 1 chữ, nếu khác là khác những chỗ màu xám thôi

“Spring Primroses” – ©2000 Leonard Thompson

Tuổi Thanh Xuân

Hãy tựa đầu nơi tình yêu đã được sinh ra
Đừng nghiêng sầu giống nỗi buồn thất vọng
Hỡi em, những cánh hoa của tâm hồn bé bỏng
Dù mọc nơi nào cũng vẫn là Anh Thảo yêu thương…

(Walter Savage Landor)
pretty flowers

Tên tiếng Việt : Anh Thảo hay còn gọi là hoa Ngọc Trâm
Tên tiếng Anh : Primrose hay Cowslip  
Tên tiếng Pháp : Primevère
Tên Latin : Primula

Message :I can’t live without you ( Tôi không thể sống thiếu em.)
Symbol : Early youth (Tuổi trẻ)

Mùa xuân và hoa Anh Thảo
Yêu nhau như cặp tình nhân

 

Ngọc Trâm-hay còn gọi là Anh Thảo, là loài hoa dại mọc nhiều ở các vùng ôn đới, có một đài hoa hình ống và năm cánh hoa màu vàng nghệ. Hoa Anh Thảo xuân nở, báo hiệu sự trở về của mùa xuân, khi những cơn gió lạnh và sương giá trắng xóa đã qua đi nhưng những ngày ấm áp tươi sáng của mùa hạ lại chưa đến. Do vậy, loài hoa này là biểu tượng ưu thế của sự duyên dáng và sắc đẹp tuổi trẻ, là đại diện cho lứa tuổi giữa trẻ con và thiếu nữ, tuổi dậy thì. Tên của nó bắt nguồn từ chữ Latin Prima Rosa, hoa đầu tiên trong mùa. Tuy vậy, cũng có một số quan niệm khác cho rằng hoa Anh Thảo còn có ý nghĩa là sự không kiên định, thiếu kiên nhẫn, thiếu tự tin, hay thay đổi. Còn với tâm hồn thi sĩ của Shakespeare, ông nhìn những đóa Ngọc Trâm bằng cái nhìn ảm đạm-khi trong một bài thơ-ông so sánh loài hoa này với những nàng thiếu nữ chết ở tuổi thanh xuân.

Yêu em bạn ngọc bên đời
Hồng xuân xin tặng tim bồi hồi đau
Hoa trinh một nụ tươi cười
Tuổi thơ xanh ngát một đời nhớ thương

(“The Winter’s Tale”-William Shakespeare,1564-1616)
Silk Painting Spring Primroses

Hoa Anh Thảo muộn – Evening Primrose thì lại chỉ nở khi đêm xuống, nó không bao giờ hé mở các búp hoa của mình cho đến khi trăng lên. Hoa hướng về phía trăng bạc. Khi đêm xuống và không gian hoàn toàn yên tĩnh, các cánh hoa phát ra một thứ ánh sáng lân tinh dìu dịu. Anh Thảo muộn tượng trưng cho một tình yêu thầm lặng.

Hoàng hôn từ tốn buông màn
Sương long lanh gọi ngày tàn trăng lên
Giữa ngàn sao mọc êm đềm
Hoa Anh Thảo muộn theo đêm trở về
Như ẩn sĩ ngậm lời thề
Trăng lên hoa nở chẳng hề đơn sai

Hoa ơi hoa nở vì ai
Lặng thầm nhan sắc đêm dài lẻ loi
Để khi nắng sớm mai soi
Lại từ tạ nhận thiệt thòi ra đi…

(John Clare)

Hoa Anh Thảo còn có những cái tên thông dụng bằng tiếng Anh khác, tùy nơi và chúng thường gắn với một sự tích nào đó: Paigle, Peagles, Herb Peter, Butter-rose,Key Flower, Our Lady’s Keys, Key of Heaven… Một số vùng miền Tây nước Anh, loài hoa này còn được gọi mộc mạc là Butter-rose do hoa có màu vàng rất giống với loại bơ được làm trong các trang trại ở đó. Hoa Anh Thảo còn được gọi làKey Flower vì nó là biểu tượng cho chùm chìa khóa mở cánh cổng Thiên Đàng của Thánh Peter (nó còn được gọi là Herb Peter hayKey of Heaven).Theo truyền thuyết, một ngày nọ, Thánh Peter nghe tin đồn rằng mọi người đang cố gắng vào Thiên Đàng bằng cửa sau, thay vì bằng cửa trước mà ông đang giữ chìa khóa. Ông rất giận vì sự thiếu tôn trọng đó đến nỗi làm rơi chùm chìa khóa xuống trần gian. Thế là chúng cắm rễ, nở ra những bông hoa Anh Thảo. Ở Đức, Anh Thảo được biết đến với cái tên Himmelschlüsselchen, có nghĩa là “những chiếc chìa khóa nhỏ của Thiên Đường”. Anh Thảo được xem như bông hoa thần tiên ở Ireland và xứ Wales, được các tiên nữ yêu thích và bảo vệ. Theo truyền thuyết Nauy thì bông hoa này là để tưởng nhớ đến Frcya, The Key Virgin; hay the Virgin Mary ở các nước Bắc Âu khác. Vì thế mà hoa còn có tên Our Lady’s Keys, Key of Heaven.

Người La Mã gọi hoa Anh Thảo là “tuber terrae” bởi vì rễ của nó trông giống như những củ cải trắng. Từ thế kỉ 17, người ta đã biết bào chế những “củ tươi” của cây Anh Thảo để làm thành một loại thuốc mỡ, dùng bôi vào da để tránh bị thẹo rỗ sau khi bị bệnh đậu mùa. Củ Anh Thảo còn được xay thành bột để làm bánh, bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng sinh hoạt tình dục hay làm thực phẩm cho gia súc.Hoa Anh Thảo còn có thể dùng ngâm rượu (Cowslip wine). Cháo hoa Anh Thảo được nấu từ bột hoa, mật ong, sữa hạnh đào, nghệ tây, gạo và bột gừng, ăn bổ dưỡng. Lá cây Anh Thảo có thể ăn sống hay nấu trà uống.

Dưới triều đại nữ hoàng Victoria, hoa Ngọc Trâm trở thành một loài hoa thời thượng và được thủ tướng Disreali yêu thích nhất. Nữ hoàng Anh thường gửi cho ông những bó Ngọc Trâm hái từ khu vườn hoàng gia. Và khi ông mất, nữ hoàng đã gửi đến một vòng hoa lớn kết bằng những đóa Ngọc Trâm để bày tỏ mối thiện cảm và sự kính trọng của mình.

Cho đến giữa thế kỉ 17, Anh Thảo xuân vẫn chỉ có màu vàng, sau đó, những nhà làm vườn ở Anh mới lai tạo thành nhiều màu như đỏ sậm, đỏ nhạt, đỏ chói, vàng nhạt như bây giờ.

Read Full Post »

Chòm Sao Kim Ngưu – Taurus (20.4 đến 20.5) 

0

Zeus, chúa tể của của các vị thần có tật mê phụ nữ, cả con người lẫn thần thánh. Nhưng vì bị vợ Hera theo dõi dữ quá nên ông thường thay đổI dạng thành thú vật để có thể đến vớI ngườI đàn bà mình chọn một cách dễ dàng. Ngày nọ, Zeus để mắt đến ngườI tớ gái xinh đẹp Europa khi nàng đang chơi đùa với bạn bè ngoài bờ biển. Để các cô gái ko sợ hãi, ông biến thành con bò trắng Taurus (Kim Ngưu) và dùng vẻ đẹp của con vật làm mêm mẩn Europa. Khi nàng ham chơi cớI con thú, xa dần bạn bè, Zeus nằm xuống cho nàng cưỡI lên lưng lao vào biển cả bất chấp lờI kêu cứu của nàng. Đến đảo Crete, Zeus hiện nguyên hình, nhận Europa làm tình nhân và nàng sinh cho ông ba con trai. Zeus treo ảnh con bò trên thiên đường, nơi nó đại diện cho tình yêu, sức mạnh và vẻ đẹp

Read Full Post »

Nguồn: Wiki đại nhơn 

P.s: Nguồn thì bao giờ cũng đầy đủ hơn phiên bản “vay mượn”, cơ mà mình chỉ up lên những gì mình thích thôi @@! Thật ra ý định up bài về Tết mình đã ôm lâu lắm rồi, từ lúc mình đọc đoản văn “Nguyên Đán” trên nhà Đạm Ngọc là tò mò rồi, tới hôm nay mới siêng chút xíu  Thật ngại a~~~

Tiết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa khác.

Lịch sử

Từ nguyên

Chữ “Tết” do chữ “Tiết” (節) mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” (元旦) có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là Xuân tiết (春節) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年), và vẫn là tết cổ truyền của họ, mặc dù từ năm 1949, Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán.

Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”) trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa khác.

Nguồn gốc ra đời

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).

Quan niệm ngày Tết

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

Tranh tết

Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư… có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức…).

Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt.

Câu đối Tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ “câu đối đỏ” cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Hoa tết

Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ…; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet, hoa đồng tiền… Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo… cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.

Hoa đào

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

Sự tích hoa đào ngày Tết:

Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.

Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ.

Hoa mai

Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Cây quất

Tết đến, cây quất thường được trang trí tại phòng khách. Cây quất Tết ngày càng có nhiều kiểu dáng cầu kỳ nhưng vẫn phải bảo đảm sự xum xuê, lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Các giai đoạn chính trong Tết

Những ngày cuối năm

Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu, những việc mà Ông Táo tai nghe mắt thấy. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ), cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

Ngày gói bánh chưng

Theo phong tục của người Việt là ngày gói bánh chưng và chuẩn bị các món đồ tế lễ trong dịp Tết. Cũng trong ngày này, nguời ta thường đi thăm mồ mả gia tiên, sửa sang, dọn cỏ, quét vôi và làm một mâm cỗ cúng mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Bánh chưng: Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Bánh dày: có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6. Trong đó vị hoàng tử Lang Liêu đã được báo mộng để làm ra chiếc bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, dùng để dâng cho vua cha trong ngày đầu xuân. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về:

  • Truyền thống của dân tộc.
  • Giải thích ý nghĩa của bánh chưng, bánh dày.
  • Tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Ngày Tất niên

Có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa.

Sắp dọn bàn thờ: Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

Giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Read Full Post »